Xây dựng kế hoạch kinh doanh phòng khám hiệu quả không phải là chuyện đơn giản. Với mục đích giúp bạn có những định hướng tốt hơn về việc mở phòng khám thì POS365 sẽ gợi ý cho bạn bí quyết kinh doanh phòng khám hiệu quả năm 2024 để bạn tham khảo.
I. Điều kiện mở phòng khám tư nhân
Để có thể mở được một phòng khám tư nhân thì bạn cần phải đảm bảo được đầy đủ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phòng khám, kinh phí đầu tư cơ sở vật chất, các trang thiết bị, nhân lực,... Dưới đây là thông tin chi tiết về các điều kiện mở phòng khám tư nhân mà bạn cần nắm rõ:
Điều kiện mở phòng khám tư nhân
1.1. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phòng khám
Theo quy định tại Điều 42 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 thì để mở được một phòng khám tư nhân cần đáp ứng hai điều kiện sau:
Được thành lập hợp pháp: Phòng khám tư nhân được thành lập hợp pháp theo luật định thì phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận được phép đầu tư vào Việt Nam.
Phòng khám tư nhân phải có Giấy phép mở phòng khám tư do Giám đốc Sở Y tế cấp. Để được cấp giấy phép hoạt động thì phòng khám tư nhân phải đáp ứng những điều kiện chung sau:
-
Đáp ứng được đầy đủ các quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành về cơ sở khám, chữa bệnh.
-
Có đủ số lượng người hành nghề phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn.
-
Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám tư nhân phải có ít nhất 36 tháng hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
1.2. Cơ sở vật chất
-
Có địa điểm phòng khám cố định.
-
Đảm bảo các điều kiện về an toàn phòng cháy chữa cháy, an toàn bức xạ theo quy định của pháp luật.
-
Phân chia, bố trí từng khu vực tiệt trùng để xử lý các dụng cụ y tế sử dụng lại, trừ những trường hợp không có dụng cụ phải tiệt trùng hoặc có hợp đồng với cơ sở y tế khác để tiệt trùng dụng cụ.
-
Phải có phòng cấp cứu, phòng lưu người bệnh, phòng khám chuyên khoa, phòng tiểu phẫu.
-
Phòng khám phải có đủ diện tích để thực hiện kỹ thuật chuyên môn.
-
Có thuốc chống sốc và đầy đủ các loại thuốc cấp cứu chuyên khoa.
Điều kiện cơ sở vật chất phòng khám
1.3. Trang thiết bị y tế
Về điều kiện trang thiết bị cần phải đảm bảo:
-
Đầy đủ các trang thiết bị phù hợp với phạm vi hoạt động của phòng khám.
-
Cơ sở khám, điều trị bệnh nghề nghiệp phải có ít nhất một bộ phận xét nghiệm sinh hóa.
-
Đối với phòng khám tư vấn sức khỏe phải có đủ các phương tiện công nghệ thông tin, viễn thông, thiết bị phù hợp với phạm vi hoạt động đăng ký.
Điều kiện trang thiết bị y tế phòng khám
1.4. Nhân lực
Trưởng khoa chuyên môn và những người chịu trách nhiệm về chuyên môn kỹ thuật cần phải đáp ứng được các điều kiện sau đây:
-
Bác sĩ phải có chứng chỉ hành nghề, phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp với phạm vi hoạt động của cơ sở.
-
Bác sĩ phải có thời gian hành nghề khám chữa bệnh ít nhất 36 tháng sau khi được cấp chứng chỉ hành nghề hoặc có thời gian tham gia khám chữa bệnh trực tiếp tại bệnh viện ít nhất là 54 tháng.
-
Bổ nhiệm, phân công người chịu trách nhiệm về chuyên môn kỹ thuật của phòng khám phải được thể hiện bằng văn bản.
-
Số lượng bác sĩ khám chữa bệnh hành nghề cơ hữu phải đạt tỷ lệ ít nhất là 50% trên tổng các bác sĩ của phòng khám.
-
Tất cả bác sĩ, y tá, nhân viên y tế làm việc tại phòng khám phải có bằng cấp, chứng chỉ rõ ràng và chỉ được thực hiện công việc trong phạm vi được phân công.
Điều kiện nhân lực phòng khám
1.5. Quy mô phòng khám đa khoa
-
Phòng khám đa khoa phải có ít nhất 02 trong 04 chuyên khoa nội, ngoại, sản, nhi.
-
Có bộ phận cận lâm sàng.
Tìm hiểu thêm: Kinh nghiệm thiết kế phòng khám nha khoa tiêu chuẩn hiện nay
II. Kinh nghiệm mở phòng khám tại nhà hiệu quả
Cùng tham khảo kinh nghiệm mở phòng khám tại nhà hiệu quả dành cho người mới bắt đầu thông qua nội dung dưới đây của POS365 nhé!
2.1. Lập kế hoạch mở phòng khám chi tiết
Lập kế hoạch mở phòng khám chi tiết sẽ là “kim chỉ nam” giúp bạn xây dựng được chiến lược kinh doanh phòng khám phù hợp. Việc đầu tiên là bạn cần phải lập một dự toán về tất cả các chi phí bao gồm chi phí thuê mặt bằng, chi phí mua trang thiết bị, chi phí thuê nhân viên,... cùng với dự đoán doanh thu trong 3 năm đầu tiên. Trong bản chiến lược kinh doanh phòng khám cũng cần phải xác định thị trường mục tiêu, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, đối tượng khách hàng,...
Lập kế hoạch mở phòng khám chi tiết
2.2. Tuyển chọn và đào tạo đội ngũ nhân sự
Tuyển chọn và đào tạo đội ngũ nhân viên là việc rất quan trọng. Bác sĩ, y tá, nhân viên ý tế phải có trình độ chuyên môn, tay nghề cao, kỹ năng tốt, nhiệt tình, thân thiện, trung thực,... Củng cố đội ngũ nhân sự thực chiến sẽ giúp phòng khám được người bệnh đánh giá cao.
Bên cạnh đó, cũng phải có chế độ đãi ngộ thích hợp cho từng vị trí nhân viên bao gồm khen thưởng, kỷ luật theo đúng nguyên tắc và quy định sẽ giúp quản lý, điều hành phòng khám dễ dàng hơn.
Tuyển chọn và đào tạo đội ngũ nhân sự
2.3. Chuẩn bị kế hoạch về tài chính
Bạn biết đấy ngân sách để có thể mở một phòng khám đa khoa là rất lớn. Nếu bạn cảm thấy vẫn chưa có đủ kinh phí thì có thể đi vay tại các tổ chức tài chính. Việc của bạn là phải gửi kế hoạch kinh doanh cùng với đề nghị vay vốn. Lưu ý là bạn cần phải cẩn thận với các chi phí trong kế hoạch kinh doanh của mình, nhất là liên quan đến các thiết bị y tế.
Ngoài ra, bạn có thể gửi hồ sơ vay vốn ở một số ngân hàng, bạn sẽ được xem một số ưu đãi khác nhau và các điều khoản của ngân hàng đó. Sau đó, bạn sẽ phải đợi các ngân hàng xem xét kế hoạch kinh doanh của mình và có đồng ý cho vay hay không.
Chuẩn bị kế hoạch về tài chính
2.4. Xem xét vị trí mở phòng khám
Việc của bạn là nghiên cứu cụ thể để xác định được vị trí mở phòng khám phù hợp bao gồm việc xác định đối tượng bệnh nhân mục tiêu, xem xét về tính thẩm mỹ của thiết kế phòng khám, khu vực để xe rộng rãi, không gian phòng khám thoáng mát, sạch sẽ,... Phòng khám của bạn sẽ có cơ hội phát triển tốt hơn và xây dựng được một quy trình làm việc trơn tru.
Xem xét vị trí mở phòng khám
2.5. Xây dựng mối quan hệ với bác sĩ
Việc xây dựng mối quan hệ với bác sĩ sẽ tạo được niềm tin của bệnh nhân với đội ngũ bác sĩ liên kết giỏi chuyên môn đa khoa. Bạn cũng có thể dựa vào danh tiếng của các bác sĩ này để marketing cho phòng khám của mình.
Tuy nhiên để có thể xây dựng mối quan hệ với các bác sĩ liên kết không phải là việc đơn giản. Bởi đa số họ đều tự mở phòng khám riêng và có thể là đối thủ cạnh tranh của bạn. Chính vì vậy, để họ nhận lời giúp đỡ bạn thì phải dựa vào mối quan hệ của bạn với họ như thế nào.
Xây dựng mối quan hệ với bác sĩ
2.6. Xây dựng các dịch vụ khách hàng
Muốn xây dựng được các dịch vụ khách hàng thì bạn cần phải nắm bắt được thông tin và đặc điểm khách hàng mục tiêu của mình bao gồm: Đối tượng khách hàng của bạn là ai? Họ sinh sống ở đâu? Nhu cầu của họ là gì? Khả năng tài chính của họ như thế nào?... Nhân viên trong bệnh viện luôn luôn phải có thái độ tốt với bệnh nhân và đáp ứng được mọi nhu cầu của người bệnh.
Xây dựng các dịch vụ khách hàng
2.7. Xây dựng quy trình khám chữa bệnh
Khi lập phương án kinh doanh phòng khám cần lưu ý đến việc xây dựng quy trình khám chữa bệnh. Đây là cách hiệu quả để tăng mức độ hài lòng của khách hàng đối với phòng khám của bạn. Bên cạnh đó, sở hữu một quy trình khám chữa bệnh nhanh gọn, tối giản nhất để rút ngắn thời gian và gia tăng sự hài lòng của khách hàng là điều vô cùng cần thiết để cạnh tranh với các đối thủ khác.
2.8. Marketing và quảng cáo phòng khám
Để tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng thì bạn cần phải xây dựng chiến dịch marketing và quảng cáo cho phòng khám của mình. Hãy đầu tư thiết kế một trang web chuyên nghiệp thân thiện với giao diện máy tính, điện thoại, ipad.
Marketing và quảng cáo phòng khám
Đẩy mạnh việc marketing online bởi đây là hình thức mang lại hiệu quả cao, nhanh chóng thu hút được khách hàng từ mọi nơi đến phòng khám của mình. Kết hợp quảng bá hình ảnh phòng khám của mình bằng cách đăng tải lên các nền tảng mạng xã hội, website, diễn đàn một cách hoàn toàn miễn phí.
Xây dựng chiến dịch email marketing gửi cho các khách hàng tiềm năng trong khu vực. Kết hợp với các phương thức marketing truyền thống như dùng banner, treo các băng rôn, phát tờ rơi, phiếu giảm giá,...
2.9. Lựa chọn phần mềm quản lý phòng khám hiệu quả
Trong chiến lược kinh doanh phòng khám hiệu quả thì chắc chắn không thể thiếu công cụ quản lý phù hợp. Đây chính là yếu tố giúp bạn quản lý và theo dõi tình hình kinh doanh phòng khám tốt nhất.
Sử dụng phần mềm quản lý phòng khám có thể giúp bạn quản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh và kiểm soát chi tiết từng bộ phận. Qua đó chủ phòng khám có thể nắm bắt được tình hình tài chính, doanh thu, các trang thiết bị - vật dụng y tế, thông tin khách hàng. Cũng như theo dõi được quy trình làm việc và hiệu suất của từng bộ phận một cách chính xác.
Bên cạnh đó bạn cũng có thể kiểm tra mọi hoạt động của phòng khám từ xa, bởi hầu hết những phần mềm quản lý phòng khám đa khoa đều được lưu trữ trên bộ nhớ đám mây. Việc này cũng sẽ giúp tăng cường bảo mật thông tin, chống hacker và rò rỉ thông tin.
Bạn có thể đăng ký dùng thử miễn phí phần mềm quản lý POS365:
Trên đây là bí quyết kinh doanh phòng khám hiệu quả 2024 cho người mới bắt đầu để bạn có thể tham khảo. Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích giúp bạn mở phòng khám tư nhân thuận lợi và gặt hái được nhiều thành công!
Tham khảo thêm: Gợi ý Top 8 phần mềm quản lý phòng khám miễn phí tốt nhất