Việt Nam là đất nước tiềm năng cho ngành du lịch phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh các dịch vụ lưu trú, điển hình là mô hình kinh doanh nhà nghỉ. Nội dung bài viết hôm nay POS365 xin chia hướng dẫn lập kế hoạch kinh doanh nhà nghỉ siêu lợi nhuận năm 2024 để các bạn tham khảo!
I. Kinh doanh nhà nghỉ có lãi không?
Có nên kinh doanh nhà nghỉ hay không? Tại các thành phố lớn hay các khu du lịch phát triển thì việc kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn rất phổ biến. Mô hình kinh doanh này đã được triển khai đầu tư từ nhiều năm trước đây và phát triển song song cùng với sự tăng trưởng và hội nhập của nền kinh tế. Các ưu điểm của kinh doanh nhà nghỉ bao gồm:
-
Mức lợi nhuận thu về cao;
-
Tạo ra nguồn thu nhập và công việc cho nhiều người;
-
Giúp phát triển được nền kinh tế của địa phương;
Ngày càng có nhiều mô hình nhà nghỉ phát triển cung cấp tiện nghi đầy đủ, không thua kém gì khách sạn nhưng giá thuê lại rẻ hơn rất nhiều. Vì vậy, nó thu hút một lượng lớn các du khách lưu trú.
Kinh doanh nhà nghỉ có lãi không?
II. Điều kiện kinh doanh nhà nghỉ
Kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ thuộc nhóm ngành kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch. Điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch bao gồm:
-
Có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;
-
Đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn về phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật
-
Đáp ứng điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phục vụ khách du lịch.
III. Kinh nghiệm kinh doanh nhà nghỉ hiệu quả
Kinh doanh nhà nghỉ đòi hỏi người đầu tư cần có kiến thức, kinh nghiệm nhất định trong lĩnh vực này. Dưới đây là kinh nghiệm kinh doanh nhà nghỉ hiệu quả để bạn tham khảo:
3.1. Xác định đối tượng khách hàng
Trước khi bắt tay vào việc kinh doanh thì việc xác định đối tượng khách hàng mục tiêu rất quan trọng, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh sau này. Xác định chân dùng khách hàng sẽ bao gồm: Đối tượng mà bạn muốn phục vụ là ai, họ có mong muốn gì, tính cách, mức độ chi trả để xây dựng phong cách cũng như thiết lập các dịch vụ đi kèm sao cho phù hợp.
3.2. Xác định mô hình kinh doanh
Hiện nay có rất nhiều mô hình kinh doanh nhà nghỉ, phụ thuộc vào số vốn bạn có để lựa chọn phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình. Để việc kinh doanh nhà nghỉ trở nên hiệu quả thì bạn cần phải có định hướng rõ ràng và nhất quán về mô hình, concept trang trí cũng như các dịch vụ tiêu chuẩn, dịch vụ đi kèm.
Xác định mô hình kinh doanh
Muốn xác định được mô hình kinh doanh, bạn cần phải hiểu rõ được đối tượng khách hàng mà bạn muốn hướng đến, họ mong muốn điều gì từ dịch vụ của bạn. Kết hợp với việc tìm hiểu về các đối thủ cạnh tranh xem họ đang cung cấp những dịch vụ gì, có hiệu quả hay không để tìm ra ý tưởng kinh doanh phù hợp.
>> Xem thêm: Xu hướng kinh doanh khách sạn ở Việt Nam thịnh hành nhất [Update 2024]
3.3. Lên dự toán chi phí
Dựa vào mô hình kinh doanh, quy mô nhà nghỉ mà bạn muốn mở để xác định cụ thể được số vốn. Với số vốn khoảng 350 - 500 triệu đồng là có thể kinh doanh được nhà nghỉ có quy mô vừa và nhỏ.
Các chi phí mà bạn cần phải chuẩn bị sẽ bao gồm:
-
Chi phí thuê mặt bằng;
-
Chi phí thiết kế và xây dựng cơ sở hạ tầng;
-
Chi phí mua sắm nội thất, các tiện ích đi kèm;
-
Chi phí trang trí nhà nghỉ;
-
Chi phí quảng cáo, duy trì nhà nghỉ;
-
Các chi phí phát sinh;
Lên dự toán chi phí phù hợp
3.4. Tìm mặt bằng đẹp mở nhà nghỉ
Lựa chọn mặt bằng phù hợp để mở nhà nghỉ là yếu tố quan trọng giúp cho việc kinh doanh thành công. Tại các địa điểm du lịch nên lựa chọn những vị trí có tầm nhìn ra biển, núi hay các nơi có khung cảnh đẹp, gần với các khu du lịch. Đối với những khu du lịch nghỉ dưỡng thì nên chọn các vị trí yên tĩnh, đảm bảo không gian nghỉ ngơi cho khách hàng.
Lựa chọn xây dựng nhà nghỉ ở bất cứ nơi nào thì cũng nên chọn khu vực có địa chỉ rõ ràng, dễ tìm thấy, có biển chỉ dẫn và giao thông đi lại thuận tiện. Khi lựa chọn vị trí mở nhà nghỉ, cần phải tính toán hợp lý về không gian, các công trình phụ,... để hài hòa và tạo cảm giác thoải mái cho khách hàng. Việc này sẽ giúp cho nhà nghỉ của bạn thu hút được nhiều khách hàng hơn.
3.5. Thiết kế không gian, nội thất và thi công
Tiện nghi và các dịch vụ đi kèm trong nhà nghỉ không cần quá cao cấp, chỉ cần đảm bảo được chức năng sử dụng. Các nội thất cơ bản phải có giường ngủ, chăn ga gối, wifi, thiết bị vệ sinh, điều hòa,... Để tạo ra được điểm nhấn thì bạn hãy thiết kế và bố trí không gian sao cho phù hợp.
Hiện nay, mô hình kinh doanh nhà nghỉ được chia thành: Nhà nghỉ bình dân và nhà nghỉ cao cấp. Phần lớn các nhà nghỉ đều được trang bị đầy đủ nội thất và các tiện nghi đi kèm.
Thiết kế không gian, nội thất nhà nghỉ
3.6. Tuyển dụng và đào tạo nhân viên chuyên nghiệp
Tùy thuộc vào quy mô nhà nghỉ cũng như số lượng phòng, số lượng khách hàng đến lưu trú mà tuyển chọn số lượng nhân viên phù hợp. Những vị trí nhân viên cần có trong mỗi nhà nghỉ bao gồm: Lễ tân, quản lý, nhân viên dọn phòng, đầu bếp,... Số lượng nhân viên cũng như vị trí sẽ phụ thuộc vào quy mô của nhà nghỉ, cùng các tiện ích đi kèm.
Đào tạo nhân viên chuyên nghiệp là yếu tố quan trọng quyết định trực tiếp đến chất lượng dịch vụ của nhà nghỉ. Chủ kinh doanh có thể tự đào tạo nhân viên hoặc có thể thuê nguồn nhân sự chất lượng cao từ bên ngoài cũng như mời các chuyên gia về đào tạo.
>> Đọc thêm: Công việc và kỹ năng cần có của nhân viên kinh doanh khách sạn
3.7. Xây dựng giá thuê phòng hợp lý
Để xác định được giá thuê phòng hợp lý thì bạn cần phải căn cứ vào những yếu tố sau đây:
-
Vị trí: Dựa vào vị trí của nhà nghỉ mà đưa ra mức giá thuê phòng phù hợp với đối tượng khách hàng mà bạn muốn hướng đến. Nếu nhà nghỉ của bạn đặt tại vị trí ít du khách đặt chân tới thì giá phòng sẽ thấp hơn với một nhà nghỉ tại những điểm du lịch nổi tiếng. Những nhà nghỉ được xây dựng gần bãi biển, khu sinh thái giá phòng sẽ cao hơn,...
-
Tính tiện nghi: Một nhà nghỉ đáp ứng được đầy đủ nội thất sang trọng, các tiện nghi hiện đại như: Bể sục, lò sưởi, bể bơi, dịch vụ ăn uống,... thì giá phòng sẽ cao hơn so với các nhà nghỉ bình dân khác.
-
Giá thuê phòng khác nhau: Để có thể đáp ứng được đa dạng nhu cầu của khách hàng thì mỗi nhà nghỉ sẽ bố trí phòng ốc phù hợp với thiết kế và tiện nghi khác nhau. Phòng bình dân, tiện nghi ở mức cơ bản sẽ có giá rẻ hơn so với loại phòng cao cấp có nội thất sang trọng, đầy đủ tiện nghi,...
Lưu ý: Mỗi nhà nghỉ ở các khu vực đều có mức giá chung, nếu nhà nghỉ của bạn không có gì ấn tượng mà mức giá cao hơn so với mặt bằng chung thì chắc chắn nhà nghỉ của bạn sẽ không có nhiều khách, và không thể cạnh tranh được với các nhà nghỉ khác. Vì vậy, các chủ kinh doanh cần phải xây dựng được mức giá phù hợp với giá chung trên địa bàn.
Xây dựng giá thuê phòng hợp lý
>> Tìm hiểu thêm: Chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh khách sạn mini "1 vốn 4 lời"
3.8. Lập kế hoạch marketing thu hút khách hàng
Làm sao để tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng và xây dựng được thương hiệu trên thị trường thì bạn cần phải lên được một chiến lược kinh doanh hiệu quả, tạo ra sự khác biệt để cạnh tranh với các đối thủ khác.
Trong thời kỳ công nghệ phát triển, ai cũng sở hữu một chiếc điện thoại thông minh có kết nối internet. Bên cạnh việc marketing miệng truyền thống, giới thiệu qua người này người kia thì bạn nên đẩy mạnh chiến lược marketing online:
-
Thiết kế website đặt phòng.
-
Xây dựng fanpage Facebook chạy quảng cáo tăng lượt tương tác.
-
Tham gia vào các hội nhóm thuê phòng khách sạn trên các mạng xã hội đăng tải thông tin về khách sạn.
-
Liên kết với các app đặt phòng như Agoda, Booking, Traveloka,...
Để tạo được ấn tượng với khách hàng thì vẫn phải chú trọng vào kế hoạch đào tạo nhân viên chuyên nghiệp, chăm sóc quan tâm khách hàng, thái độ phục vụ,... Do đó, chủ khách sạn nên chú tâm với hoạt động kinh doanh của mình.
Lập kế hoạch marketing thu hút khách hàng
3.9. Sử dụng phần mềm quản lý nhà nghỉ
Trong thời đại công nghệ 4.0 bùng nổ như hiện nay thì việc ứng dụng công nghệ vào hoạt động quản lý và kinh doanh khách sạn vô cùng quan trọng. Một phần mềm quản lý bán hàng chuyên nghiệp sẽ giúp tăng năng suất cho nhân viên, giúp người quản lý có thể theo dõi, kiểm soát, thay đổi hoạt động kinh doanh một cách nhanh chóng và chính xác mọi lúc mọi nơi chỉ qua một báo cáo.
Nhiều phần mềm có thể giúp chủ khách sạn quản lý từ xa mà vẫn nắm bắt được tình hình kinh doanh tại khách sạn, điển hình như phần mềm quản lý POS365. Phần mềm hoạt động đồng bộ trên những thiết bị như điện thoại thông minh cầm tay, máy pos thu ngân, máy tính bảng, laptop,...Điều này giúp bạn có thể truy cập vào bất cứ lúc nào, chỉ cần có kết nối internet.
Nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu phần mềm quản lý khách sạn thì có thể đăng ký dùng thử 7 ngày phần mềm POS365 tại đây:
IV. Những rủi ro kinh doanh nhà nghỉ
-
Khách hàng đặt phòng nhưng không đến: Tình trạng khách đặt phòng qua bên thứ 3 nhưng không đến thường xảy ra ở các nhà nghỉ bình dân. Việc này sẽ làm cho nhà nghỉ tổn thất cả về công sức và thời gian cũng như doanh thu khi bỏ lỡ nhiều khách khác muốn đến lưu trú. Nhằm giảm tải thiệt hại về mặt chi phí thì các đơn vị kinh doanh nên yêu cầu khách đặt cọc trước để khách hàng có trách nhiệm hơn;
-
Khách hàng thuê phòng sử dụng trái pháp luật: Khách hàng thuê phòng phạm tội ngay trong nhà nghỉ không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh mà có thể còn gây nguy hiểm cho khách. Để tránh tình trạng rủi ro này thì các chủ kinh doanh nên thường xuyên theo dõi danh sách đen từ các chủ nhà nghỉ khác; kiểm tra rõ thông tin của khách hàng; kiểm soát số người ở trong 1 phòng; và kiểm tra khách có tình trạng bất ổn;
-
Khó thu hồi vốn nhanh: Đây là hình thức kinh doanh dịch vụ lưu trú lâu dài, có thể tạo ra lợi nhuận nhưng thời gian hòa vốn sẽ mất nhiều thời gian. Có những chủ nhà nghỉ còn phải đi vay vốn thêm ngân hàng, chịu một mức lãi suất lớn, gây ra nhiều áp lực;
-
Khách hàng phá đồ đạc: Trong quá trình kinh doanh nhà nghỉ, sẽ khó tránh được việc khách hàng phá hỏng đồ nhưng không chịu đền, lấy trộm đồ đạc, cố tình làm bẩn phòng nhưng không chịu chi phí dọn vệ sinh,...
Những rủi ro khi kinh doanh nhà nghỉ
Trên đây là những chia sẻ hướng dẫn lập kế hoạch kinh doanh nhà nghỉ siêu lợi nhuận 2024 mà POS365 đã tổng hợp lại. Hy vọng với những thông tin hữu ích này sẽ giúp việc kinh doanh khách sạn của bạn vận hành trơn tru, hiệu quả hơn. Chúc các bạn thành công!
Tìm hiểu thêm: Top 10 Phần mềm quản lý khách sạn đáng dùng nhất hiện nay