Câu chuyện kinh doanh

Bánh ướt là món ăn ngon có xuất xứ từ Thừa Thiên Huế. Món bánh được làm từ gạo và ăn kèm với các nguyên liệu như: thịt nướng, chả quế,… Là món ăn ngon, giá rẻ nên có rất nhiều người yêu thích món ăn này. Theo dõi bài viết này để nắm bí quyết bán bánh ướt không cần bỏ nhiều vốn mà vẫn có thể thu về lợi nhuận hấp dẫn bạn nhé.

Bí quyết bán bánh ướt bỏ vốn ít, thu lãi cao

1. Bánh ướt là bánh gì?

Bánh ướt là loại bánh tráng được làm từ bột gạo có pha bột lọc. Bánh được tráng mỏng và khi tráng xong người ta sẽ ăn trực tiếp khi bánh còn nóng hổi. Món bánh ướt có nguồn gốc xuất xứ từ miền Trung. Tại Huế có món bánh ướt Huế và ở Đà Lạt có món bánh ướt lòng gà ngon nức tiếng. 

Bánh ướt có nhiều loại đó là : bánh ướt ngọt, bánh ướt thịt nướng, bánh ướt lòng gà. Nguyên liệu chính của bánh là bột gạo tẻ hoà với bột khoai mì hoặc bột năng. Tuỳ thuộc vào người chế biến mà có thể nấu bánh có nhân hoặc không nhân. Bánh ướt tráng xong có màu trắng trong, mềm dai ăn rất thơm mùi gạo tẻ.  

2. Bán bánh ướt có lời không? 

Bánh ướt là món bánh ngon, giá thành rẻ và có thể ăn vào bữa sáng hoặc bữa trưa, tối. Đó cũng là lý do có rất nhiều thích món bánh này. Có không ít chủ kinh doanh đã lựa chọn bán bánh ướt. So với những mặt hàng khác thì chi phí để mở quán không quá cao. 

Bán bánh ướt có lời không? Điều mà bạn cần để thu hút khách hàng đó chính là chế biến ra món bánh ướt thơm ngon, chuẩn vị. Món ăn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Món ăn ngon thì chắc chắn khách hàng sẽ quay trở lại với bạn. Bên cạnh đó, cách chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, chu đáo cũng giúp bạn biến khách trở thành khách hàng trung thành. 

Bán bánh ướt có lời không?

Bán bánh ướt có thể thu lãi cao

Theo chia sẻ của anh Nguyễn Đình Chính có cửa hàng bánh ướt Tây Sơn tại quận Gò Vấp – TPHCM. Hiện anh đã có 2 cửa hàng và 5 đại lý nhượng quyền ở nhiều địa điểm trong thành phố. Doanh số của cả hệ thống lên tới 400 triệu đồng/tháng. 

Còn với những người không có nhiều vốn, họ lựa chọn bán món bánh ướt trên vỉa hè. Thông thường, giá bán bánh từ 12.000 – 15.000 đồng/hộp. Mức giá này khá rẻ, phù hợp với khả năng chi trả của nhiều đối tượng khách hàng. Sau khi mở bán có lượng khách hàng ổn định thì người bán rất nhanh chóng để thu hồi vốn. 

Xem thêm: Bí quyết mở quán bánh cuốn nóng đắt khách, lợi nhuận cao

3. Chi phí mở quán bánh ướt là bao nhiêu? 

Để mở quán bánh ướt thì chủ kinh doanh cần chi trả tiền mặt bằng, tiền nhập nguyên liệu, thuê nhân viên,… Cụ thể số vốn bạn cần phải bỏ ra đó là :

3.1 Thuê mặt bằng 

Chi phí mặt bằng chi trả còn phụ thuộc vào địa điểm kinh doanh, diện tích mặt bằng. Với các thành phố lớn tại các khu vực trung tâm thì mặt bằng có thể từ 15 – 30 triệu đồng/tháng. Còn ở khu vực ngoại ô hoặc vùng nông thôn sẽ có chi phí thấp hơn chỉ từ 2 – 5 triệu đồng/tháng. 

Quán bánh ướt không cần mặt bằng quá đắc địa mà bạn chỉ cần chọn khu vực có đông dân cư sinh sống, gần trường học, chợ hoặc khu vực văn phòng. Nếu không có số vốn lớn bạn có thể tham khảo thuê mặt bằng trong các con ngõ có đông người dân sinh sống. 

3.2 Nhập nguyên liệu 

Tiếp theo đó chính là chi phí nhập nguyên liệu. Còn tuỳ thuộc vào số lượng khách hàng để quyết định nhập số lượng nguyên liệu phù hợp. Nên chọn nhà cung cấp uy tín để đảm bảo các món đồ tươi ngon, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Chi phí nhập nguyên liệu dao động từ 2 – 4 triệu đồng/ngày.

Nhập nguyên liệu

Chi phí nhập nguyên liệu

3.3 Thiết kế - trang trí

Nếu bạn có số vốn lớn hãy đầu tư thiết kế - trang trí quán bánh ướt thật đẹp mắt. Có nhiều phong cách thiết kế để chủ kinh doanh lựa chọn. Từ hiện đại tới truyền thống và đây là một món ăn đặc sản nên bạn có thể tham khảo thiết kế theo phong cách truyền thống. Chi phí thiết kế - trang trí tuỳ thuộc vào quy mô quán mà có thể dao động từ 30 – 50 triệu đồng hoặc.

3.4 Thuê nhân viên 

Cuối cùng đó là chi phí thuê nhân viên phục vụ. Chủ kinh doanh có thể xem xét thuê từ 1 – 2 nhân viên. Mức lương chi trả cho nhân viên từ 4 – 6 triệu đồng/tháng. Bạn nên chọn thuê nhân viên có kinh nghiệm phục vụ khách hàng chu đáo, chuyên nghiệp. Nếu chưa có kinh nghiệm thì bạn có thể đào tạo trong quá trình làm việc. 

Nếu có số vốn lớn bạn có thể mở quán bánh ướt. Trong trường hợp bạn có số vốn ít mà vẫn muốn bán bánh ướt thì bạn có thể sắm một chiếc xe đẩy gọn nhẹ. Chiếc xe có giá thành không quá cao nên bạn có thể mua rất dễ dàng. Bạn có thể bán bánh ở các vỉa hè, gần các khu chợ cũng rất thuận tiện. 

4. Thủ tục mở quán bánh ướt

Khi kinh doanh bánh ướt thì chủ kinh doanh cần đăng ký kinh doanh cho quán bánh ướt của mình. Bạn nên chọn đăng ký kinh doanh hộ cá thể để chuẩn bị giấy tờ đơn giản và thời gian phê duyệt nhanh chóng.

Bạn cần chuẩn bị các loại giấy tờ đó là:

 Thủ tục mở quán bánh ướt

Chuẩn bị thủ tục mở quán bánh ướt

  • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh cá thể với nội dung: tên hộ kinh doanh, địa chỉ đặt mặt bằng kinh doanh, số điện thoại, số vốn kinh doanh, số lao động, căn cước công dân, họ tên và chữ ký của chủ kinh doanh, địa chỉ nơi cư trú.

  • Bản sao căn cước công dân còn hiệu lực. 

Khi đã chuẩn bị đầy đủ giấy tờ thì bạn mang đi nộp tại phòng đăng ký kinh doanh nơi đặt mặt bằng kinh doanh. Nếu hồ sơ đạt yêu cầu thì chỉ trong 3 ngày bạn sẽ nhận được giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cá thể. 

Bên cạnh giấy phép kinh doanh thì chủ kinh doanh cần xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Chủ kinh doanh cần đáp ứng điều kiện an toàn thực phẩm. Các giấy tờ cần chuẩn bị là:

  • Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận ATTP;

  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm

Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm

  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ đảm bảo điều kiện ATTP;

  • Sơ đồ bố trí mặt bằng kinh doanh;

  • Danh sách chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất.

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ giấy tờ thì bạn mang đi nộp tại cơ quan cấp quận huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh. Trong thời gian 15 ngày cơ quan sẽ xét duyệt và nếu hồ sơ hợp lệ thì bạn sẽ được cấp giấy chứng nhận. 

Đọc ngay: Tất tần tật về các thủ tục mở quán ăn (Update 2023)

5. Cách làm bánh ướt kinh doanh 

Để bán bánh ướt ngon thì bạn cần học cách làm bánh ướt. Nếu chưa có kinh nghiệm bạn có thể tham gia một khóa học nấu nướng ngắn hạn hoặc học hỏi trên các nền tảng mạng xã hội. Sau đây chúng tôi xin chia sẻ tới bạn cách làm bánh ướt kinh doanh ngon để tham khảo. 

5.1 Chuẩn bị nguyên liệu

  • 150g bột gạo 

  • 65g bột năng 

  • 150g thịt xay 

  • 100g nấm mèo (ngâm nấm mềm rồi cắt nhỏ) 

  • 4 củ hành tím 

Chuẩn bị nguyên liệu

Chuẩn bị nguyên liệu 

  • 1 ít giá

  • 2 quả dưa leo 

  • Rau thơm (húng quế, tía tô…) 

  • Chả lụa hoặc nem 

  • Nước mắm, muối, đường, hạt nêm…

5.2 Các bước chế biến

Bước 1: pha bột bánh

bán bánh ướt

Pha bột bánh

  • Đầu tiên, bạn hãy cho bột gạo, bột năng vào 500ml nước và cho thêm 1 muỗng canh dầu ăn, ¼ thìa cà phê muối rồi khuấy đều cho tới khi bột hoà tan. 

Bước 2: làm nhân bánh

  • Bạn bắc chảo lên bếp, thêm 2 muỗng canh dầu ăn, phi hành tím tới khi vàng dậy mùi thơm thì bớt 1 nửa bát ra để ăn kèm cùng với bánh ướt. Phần còn lại để nguyên trong chảo.

cách làm bánh ướt kinh doanh

Công đoạn làm nhân bánh

  • Tiếp theo, bạn cho thịt xay, nấm mèo, nêm nếm với ¼ muỗng cà phê hạt nêm, đảo đều trong thời gian 4 phút tới khi thịt chín.

Bước 3: tráng bánh

  • Bạn cho chảo lên bếp để ở mức lửa vừa và quét một lớp dầu ăn mỏng lên bề mặt chảo. Lúc này hãy cho một vá bột vào và lắc đến khi dàn mỏng. Tiến hành đậy nắp trong khoảng 20 giây tới khi bánh chín. Bạn hãy lấy bánh ra mâm sạch. 

kinh doanh bánh ướt

Công đoạn tráng bánh

  • Trên chiếc bánh đã đổ ra thì bạn cho thêm phần nhân thịt lên trên, rải đều rồi cuốn lại. Tiến hành liên tục cho tới khi hết toàn bộ bột bánh đã pha và nhân bánh. 

Trên đây là các bước chế biến bánh ướt và có thể tuỳ thuộc vào khẩu vị vùng miền để bạn gia giảm các loại gia vị cho phù hợp. 

6. Kinh nghiệm kinh doanh bánh ướt thành công 

Nếu muốn bán bánh ướt thành công thì đừng quên nắm bắt kinh nghiệm kinh doanh. Sau đây chúng tôi xin chia sẻ cho bạn đọc một số kinh nghiệm hữu ích:  

6.1 Khảo sát thị trường 

Dù kinh doanh mặt hàng nào thì bạn cũng cần phải có bước khảo sát thị trường. Bạn cần tiến hành nghiên cứu khách hàng mục tiêu, đối thủ cạnh tranh. Khách hàng thuộc những đối tượng nào, sở thích ăn uống, khả năng chi trả,… 

 khảo sát thị trường

Tiến hành khảo sát thị trường

Bên cạnh khách hàng thì bạn cần nghiên cứu đối thủ. Khảo sát xung quanh địa điểm mở cửa hàng có bao nhiêu quán bánh cuốn, bánh ướt. Từ đó nghiên cứu, phân tích cách bán hàng, giá tiền, chất lượng món ăn, số lượng khách hàng,… Bạn có thể học ưu điểm của đối thủ để áp dụng lên mô hình kinh doanh của mình. 

Đọc thêm: Nghiên cứu thị trường là gì? Mục đích của nghiên cứu thị trường

6.2 Lựa chọn mặt bằng mở quán phù hợp 

Mặt bằng là yếu tố góp phần quyết định kinh doanh có thành công hay không. Dựa vào ngân sách để chọn mặt bằng, diện tích phù hợp. Bạn nên chọn các khu vực đông dân cư, gần trường học, chợ,… Diện tích mặt bằng rộng rãi để có thể đặt được nhiều bàn, thuận tiện khách đi lại. Nên chọn những điểm có chỗ đỗ xe cho khách khi tới quán. 

6.3 Học công thức làm bánh ướt ngon 

Muốn thu hút và giữ chân khách hàng thì chất lượng bánh ướt cần phải thật thơm ngon. Bạn cần dành thời gian nghiên cứu về món bánh này. Tham gia khoá học, nghiên cứu mày mò công thức pha nước chấm ngon. Món ăn ngon sẽ là yếu tố quyết định khách hàng có quay trở lại ở những lần sau hay không. 

6.4 Giá bán phù hợp 

Giá bán cũng là một yếu tố để khách hàng quyết định đồng hành lâu dài với bạn hay không. Chủ kinh doanh cần tham khảo giá thị trường và dựa vào nguyên liệu nhập để định giá bán cho phù hợp. Không nên bán giá cao hơn so với những quán bánh ướt khác. 

 Giá bán phù hợp

Giá bánh bánh phù hợp với đối tượng khách hàng hướng tới

6.5 Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Khi kinh doanh đồ ăn thì vấn đề an toàn thực phẩm phải đặt lên hàng đầu. Bạn cần chọn nguồn nguyên liệu tươi, sạch để chế biến ra món ăn ngon. Đồng thời tại quán ăn thì không gian phải được vệ sinh sạch sẽ. Tới bàn ghế, bát, đĩa, thìa, đũa cũng phải được vệ sinh sạch để khách hàng ăn ngon miệng. 

6.6 Sử dụng phần mềm quản lý nhà hàng

Để kinh doanh hiệu quả, tiết kiệm thời gian và chi phí thì chủ kinh doanh có thể sử dụng phần mềm quản lý nhà hàng. Phần mềm cung cấp nhiều tính năng hữu ích, giúp bạn kinh doanh tốt như: quản lý nguyên vật liệu, quản lý nhân viên, quản lý chi nhánh, báo cáo doanh thu,.... chuẩn xác, chi tiết, tránh thất thoát. Phần mềm có thể sử dụng được trên máy tính, điện thoại và có thể quản lý quán ăn ở bất kỳ thời gian, địa điểm nào nên rất thuận tiện cho các chủ kinh doanh. 

Bài viết trên của POS365 đã chia sẻ cho bạn đọc cách bán bánh ướt thành công. Nếu có ý định kinh doanh hãy tham khảo bài viết này. Chân thành cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết. Hy vọng thông tin này hữu ích với bạn.